------------
BÀI ĐỌC I ------------
Lời
Chúa trích trong thư của Thánh Phao-lô Tông đồ gởi tín hữu Ê-phê-xô
(14) Vì lý do đó, tôi quỳ gối trước
mặt Chúa Cha,
(15) là nguồn gốc mọi gia tộc trên
trời dưới đất.
(16) Tôi nguyện xin Chúa Cha, thể
theo sự phong phú của Người là Đấng vinh hiển, ban cho anh em được củng cố mạnh
mẽ nhờ Thần Khí của Người, để con người nội tâm nơi anh em được vững vàng.
(17) Xin cho anh em, nhờ lòng tin,
được Đức Ki-tô ngự trong tâm hồn; xin cho anh em được bén rễ sâu và xây dựng vững
chắc trên đức ái,
(18) để cùng toàn thể dân thánh,
anh em đủ sức thấu hiểu mọi kích thước dài rộng cao sâu,
(19) và nhận biết tình thương của Đức
Ki-tô, là tình thương vượt quá sự hiểu biết. Như vậy anh em sẽ được đầy tràn tất
cả sự viên mãn của Thiên Chúa.
(20) Xin tôn vinh Đấng có thể dùng
quyền năng đang hoạt động nơi chúng ta, mà làm gấp ngàn lần điều chúng ta dám cầu
xin hay nghĩ tới,
(21) xin tôn vinh Người trong Hội
Thánh và nơi Đức Ki-tô Giê-su đến muôn thuở muôn đời. A-men. (Ep 3, 14-21)
------------
PHÚC ÂM ------------
Tin
Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Lu-ca
(49) "Thầy đã đến ném lửa vào
mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên!
(50) Thầy còn một phép rửa phải chịu,
và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hoàn tất!
(51) "Anh em tưởng rằng Thầy đến
để ban hoà bình cho trái đất sao? Thầy bảo cho anh em biết: không phải thế đâu,
nhưng là đem sự chia rẽ.
(52) Vì từ nay, năm người trong
cùng một nhà sẽ chia rẽ nhau, ba chống lại hai, hai chống lại ba. (Lc 12,
49-53)
53 Họ sẽ chia rẽ nhau: cha chống lại
con trai, con trai chống lại cha; mẹ chống lại con gái, con gái chống lại mẹ; mẹ
chồng chống lại nàng dâu, nàng dâu chống lại mẹ chồng."
--------------------------------------------------------------------------------
GIỚI
THIỆU CHỦ ĐỀ: Hiểu biết tình yêu của Đức Kitô
Chia rẽ xảy ra ở khắp nơi trên địa
cầu: trong gia đình, ngòai xã hội, giữa các quốc gia, và giữa con người với
Thiên Chúa. Nguyên nhân của chia rẽ là thiếu hiểu hay hiểu biết sai. Hậu quả của
chia rẽ là ngăn cách và hận thù.
Làm sao để hàn gắn chia rẽ? Phúc Âm
dạy con người phải hiểu biết và sống theo sự thật. Bài đọc I dạy: Con người phải
cảm ngiệm được tình yêu của Thiên Chúa dành cho mình qua Đức Kitô trong Mầu Nhiệm
Cứu Độ của Thiên Chúa.
KHAI
TRIỂN BÀI ĐỌC:
[1] Bài đọc I: Tình
thương của Thiên Chúa vượt quá sự hiểu biết của con người.
[1.1] Tình yêu Thiên Chúa: Để hiểu lý do tại sao Thánh Phaolô tạ ơn
Chúa và xin ơn cho các tín hữu của Ngài, chúng ta cần đi trở lại để xem những
gì Dân Ngọai không có trước khi Chúa Giêsu đến và những gì Dân Ngọai được hưởng
sau khi họ thú nhận niềm tin vào Chúa Giêsu:
(1) Tình yêu của Chúa Cha được biểu
lộ cách chung qua việc tạo dựng và quan phòng mọi sự trong trời đất, cách riêng
trong Mầu Nhiệm Cứu Độ. Nhờ Đức Kitô, mọi người đều được đặc quyền gọi Thiên
Chúa là Cha, và xứng đáng lãnh nhận mọi ơn lành cần thiết.
(2) Tình yêu của Chúa Thánh Thần:
Không chỉ ban Đức Kitô cho con người, Thiên Chúa còn ban Thánh Thần để giúp con
người tin vào Đức Kitô và hiểu được những gì Người dạy dỗ. Thánh Phaolô cầu
xin: “Tôi nguyện xin Chúa Cha, thể theo sự phong phú của Người là Đấng vinh hiển,
ban cho anh em được củng cố mạnh mẽ nhờ Thánh Thần của Người, để con người nội
tâm nơi anh em được vững vàng.”
(3) Tình yêu của Chúa Kitô: Thánh
Phaolô xin 2 điều cho các tín hữu của Ngài: (1) Xin cho anh em, nhờ lòng tin,
được Đức Kitô ngự trong tâm hồn; và (2): Xin cho anh em được bén rễ sâu và xây
dựng vững chắc trên đức ái. Với sự hiện diện của Đức Kitô trong tâm hồn, các
tín hữu đủ sức thấu hiểu mọi chiều kích dài rộng cao sâu của Mầu Nhiệm Cứu Độ.
Với sự xây dựng vững chắc trong đức ái, các tín hữu nhận biết tình thương của Đức
Kitô, là tình thương vượt quá sự hiểu biết. Nhờ hai ơn này, các tín hữu sẽ được
đầy tràn tất cả sự viên mãn của Thiên Chúa.
[1.2] Tình yêu của Thánh Phaolô: Sau khi đã thấu hiểu Mầu Nhiệm Cứu
Độ và thấm nhuần bởi tình yêu Thiên Chúa, Thánh Phaolô cầu nguyện và làm mọi
cách để các tín hữu của ngài cũng hiểu được Mầu Nhiệm Cứu Độ và thấm nhuần tình
yêu Thiên Chúa. Mầu Nhiệm Cứu Độ chỉ hòan tất khi tất cả mọi người đều hiểu Mầu
Nhiệm Cứu Độ và đều thấm nhuần tình yêu Thiên Chúa. Khi đó, sẽ không còn chia rẽ,
ngăn cách, và hận thù. Giáo Hội được Đức Kitô trao ban sứ vụ này: “Xin tôn vinh
Người trong Hội Thánh và nơi Đức Kitô Giêsu đến muôn thuở muôn đời. Amen.”
[2] Phúc Âm: Sự Thật và
Tình Yêu của Đức Kitô được ví như lửa ném vào mặt đất.
[2.1] “Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải
chi lửa ấy đã bùng lên!” Lửa có ít nhất 3 công dụng: soi sáng, thanh tẩy (luyện
kim), và sưởi ấm.
- Chúa Giêsu soi sáng con người bằng
Lời Chúa;
- Sống Lời Chúa sẽ giúp con người
thanh tẩy tất cả sai trái và tật xấu trong tâm hồn;
- Cảm nghiệm được tình thương Thiên
Chúa sẽ giúp con người có sức mạnh xóa tan đi những hố sâu chia rẽ và sưởi ấm lại
tình người.
Lửa mà Chúa Giêsu đã ném vào mặt đất
mà muốn cho bùng lên là Sự Thật và Tình Yêu của Thiên Chúa. “Thầy còn một phép
rửa phải chịu, và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hoàn tất!”
Phép Rửa Chúa Giêsu đề cập đến ở đây chính là Phép Rửa bằng Máu, là Cuộc Thương
Khó của Ngài. Phép Rửa này chỉ hòan tất khi Ngài giang tay chết trên Thập Giá để
chứng tỏ tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người.
[2.2] Thầy đến để đem sự chia rẽ? Lời tuyên bố của Chúa Giêsu sẽ làm
không ít người ngạc nhiên: “Anh em tưởng rằng Thầy đến để ban bình an cho trái
đất sao? Thầy bảo cho anh em biết: không phải thế đâu, nhưng là đem sự chia rẽ.”
Nhiều người sẽ hỏi: “Tại sao Thiên Chúa của bình an lại đem chia rẽ?”
Bình an của Thiên Chúa khác với
bình an của con người và cách để có bình an của Thiên Chúa cũng khác với cách của
con người. Bình an của trái đất là bình an giả tạo vì đặt trên những hiểu biết
của con người; và chiến tranh có thể tái phát bất cứ lúc nào nếu có sự xung đột
giữa những hiểu biết của con người. Thiên Chúa ban bình an cho con người không
theo kiểu của thế gian: “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em
bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian. Anh em đừng xao
xuyến cũng đừng sợ hãi.” (Jn 14:27). Bình an của Thiên Chúa chỉ thực sự có được
khi mọi người nhận ra sự thật trong Mầu Nhiệm Cứu Độ và tình thương của Thiên
Chúa dành cho con người.
Vì sự thật của Thiên Chúa khác với
sự thật của con người nên những lời dạy của Chúa Giêsu sẽ tạo nên sự chia rẽ:
có những người tin vào Lời Chúa giảng dạy như các Tông Đồ và môn đệ; có những
người sẽ phản đối và không tin như một số Kinh-sư, Biệt-phái, và Luật-sĩ. Hậu
quả là họ tìm cách để tiêu diệt Chúa và các Tông Đồ. Cũng vậy, khi Lời Chúa được
gieo trong cùng một mái nhà: sẽ có những người trong gia đình tin; sẽ có những
người không tin. Hậu quả là gia đình sẽ chia rẽ. Nhưng nếu mọi người trong gia
đình đều nhận ra sự thật và tin vào Lời Chúa, lúc ấy gia đình mới thực sự có
bình an, và không một quyền lực nào có thể phá tan sự bình an đích thực này.
--------------------------------------------------------------------------------
ÁP
DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Đức Kitô là nguồn mạch bình an.
Ngài đến để hòa giải con người với nhau và với Thiên Chúa. Sự hiểu biết và tình
yêu con người dành cho Đức Kitô sẽ giúp xóa tan mọi khác biệt và giúp con người
hòa giải với nhau và trở nên một trong thân thể của Đức Kitô.
- Bình an của Thiên Chúa khác với
bình an của con người. Bình an đích thực chỉ có được khi con người nỗ lực tìm
kiếm sự thật nơi Thiên Chúa: Kế Họach Cứu Độ và tình thương của Thiên Chúa dành
cho con người.
- Đức Kitô đã ném lửa của sự thật
và của tình yêu vào trong trái đất và Ngài muốn làm cho lửa này cháy bùng lên.
Để có bình an thực sự trên trong gia đình cũng như trên địa cầu, mọi người
chúng ta cần cộng tác với Thiên Chúa bằng việc rao giảng Lời Sự Thật và mang
tình yêu Thiên Chúa đến cho mọi người.
************
Viết bởi LM.
Anthony Đinh Minh Tiên, OP
************
copied from
loinhapthe.com
[SUY NIỆM]
Trả lờiXóaNhiệt độ của trái đất có chiều hướng nóng dần lên.
Ðó là một điều đáng sợ.
Nhưng điều đáng sợ hơn
lại là sự lạnh lùng giữa người với người.
Con người cần cơm bánh và giải trí,
nhưng con người còn cần sự nâng đỡ cảm thông.
Nhân loại sống được là nhờ tình thương ấm áp.
Vậy mà băng giá của lãnh đạm dửng dưng
vẫn tồn tại khắp nơi trên mặt đất.
Băng giá nằm ngay nơi lòng con người.
Ðức Giêsu đã khẳng định sứ mạng của Ngài:
Ngài đến để ném lửa trên mặt đất,
và Ngài ước mong, phải chi lửa ấy đã bùng lên.
Ngọn lửa Ðức Giêsu muốn nhóm lên
không phải là ngọn lửa của án phạt và hủy diệt,
không phải là thứ lửa từ trời mà Gioan và Giacôbê
định xin đổ xuống trên một làng của xứ Samari.
Ðây là ngọn lửa vẫn bừng cháy trong tim Ngài,
lửa của Thánh Thần, lửa của yêu thương,
lửa hâm nóng hai môn đệ Emmau đang tuyệt vọng.
Chúng ta cần được ngọn lửa của Ðức Giêsu chạm đến,
cần được Ngài làm bừng sáng lên
những sức mạnh tiềm ẩn nơi ta,
để chúng ta trở thành ánh lửa cho thế giới.
“Phải chi lửa ấy đã bùng lên!”
Chúng ta được mời gọi để thực hiện niềm ước mong
mà Ðức Giêsu đã suốt đời ôm ấp,
đó là làm cho thế giới nên ấm áp hơn
vì con người biết sống cho Thiên Chúa và cho nhau.
Gieo rắc ngọn lửa và ánh sáng
là chấp nhận bị từ khước và đe dọa.
Ðức Giêsu linh cảm những gì sẽ xảy ra cho đời mình.
Ngài sẽ phải chịu một phép rửa kinh khủng,
sẽ phải dìm mình thật sâu trong nỗi khổ đau.
Hôm nay, Ngài mời chúng ta ném lửa trên mặt đất
và chấp nhận đối đầu với sức mạnh của bóng tối.
Khi Ðức Giêsu bị treo trên thập tự,
khi Ngài bị giam trong mồ tối,
bóng tối tưởng như đã nuốt chửng được Ngài.
Nhưng ngọn lửa phục sinh đã bừng lên giữa đêm đen.
Ðó là niềm hy vọng của chúng ta,
những người vẫn còn phải hăng say chiến đấu
để đẩy lui bóng tối ra khỏi mọi nơi, mọi chỗ,
bóng tối của bất công, sa đọa và tuyệt vọng,
bóng tối của hận thù, của nạn mù chữ,
bóng tối của nghèo nàn lạc hậu...
Bóng tối do khép lại cánh cửa của lòng mình,
Bóng tối ở ngay trong lòng tôi.
Có lúc chúng ta sợ hãi bóng tối dầy đặc,
mà ngọn lửa của mình lại yếu ớt.
Nếu một tỷ Kitô hữu đều là những ngọn lửa
thì bóng tối sẽ bị đẩy lùi khỏi mặt đất.
************
Viết bởi LM. Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
************
copied from hdgmvietnam.org
[LỜI CẦU NGUYỆN]
Trả lờiXóaLạy Chúa Giêsu thương mến,
xin ban cho chúng con
tỏa lan hương thơm của Chúa
đến mọi nơi chúng con đi.
Xin Chúa hãy tràn ngập tâm hồn chúng con
bằng Thần Khí và sức sống của Chúa.
Xin Chúa hãy xâm chiếm toàn thân chúng con
để chúng con chiếu tỏa sức sống Chúa,
Xin Chúa hãy chiếu sáng qua chúng con,
để những người chúng con tiếp xúc
cảm nhận được
Chúa đang hiện diện nơi chúng con.
Xin cho chúng con biết rao giảng về Chúa,
không phải bằng lời nói suông,
nhưng bằng cuộc sống chứng tá,
và bằng trái tim tràn đầy tình yêu của Chúa.
(Chân phước Têrêxa Calcutta)
************
Viết bởi LM. Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
************
copied from hdgmvietnam.org