------------ BÀI ĐỌC I ------------
Lời
Chúa trích trong thư của Thánh Phao-lô Tông đồ gởi ông Ti-tô
(1) Anh hãy nhắc
nhở cho ai nấy phải phục tùng và tuân lệnh các nhà chức trách, các người cầm
quyền, phải sẵn sàng làm mọi việc tốt,
(2) và đừng chửi
bới ai, đừng hiếu chiến, nhưng phải hiền hoà, luôn luôn tỏ lòng nhân từ với mọi
người.
(3) Thật vậy, cả
chúng ta nữa, xưa kia chúng ta cũng ngu xuẩn, không vâng lời, lầm lạc, làm nô lệ
cho đủ thứ đam mê và khoái lạc, sống trong gian ác và ganh tị, đáng ghét và
ghen ghét lẫn nhau.
(4) Nhưng Thiên
Chúa, Đấng cứu độ chúng ta, đã biểu lộ lòng nhân hậu và lòng yêu thương của Người
đối với nhân loại.
(5) Không phải
vì tự sức mình chúng ta đã làm nên những việc công chính, nhưng vì Người thương
xót, nên Người đã cứu chúng ta nhờ phép rửa ban ơn Thánh Thần, để chúng ta được
tái sinh và đổi mới.
(6) Thiên Chúa
đã tuôn đổ đầy tràn ơn Thánh Thần xuống trên chúng ta, nhờ Đức Giê-su Ki-tô, Đấng
cứu độ chúng ta.
(7) Như vậy, một
khi nên công chính nhờ ân sủng của Đức Ki-tô, chúng ta được thừa hưởng sự sống
đời đời, như chúng ta vẫn hy vọng. (Tt 3, 1-7)
------------ PHÚC ÂM ------------
Tin
Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Lu-ca
(11) Trên đường
lên Giê-ru-sa-lem, Đức Giê-su đi qua biên giới giữa hai miền Sa-ma-ri và
Ga-li-lê.
(12) Lúc Người
vào một làng kia, thì có mười người phong hủi đón gặp Người. Họ dừng lại đằng
xa
(13) và kêu lớn
tiếng: "Lạy Thầy Giê-su, xin dủ lòng thương chúng tôi!"
(14) Thấy vậy, Đức
Giê-su bảo họ: "Hãy đi trình diện với các tư tế." Đang khi đi thì họ
được sạch.
(15) Một người
trong bọn, thấy mình được khỏi, liền quay trở lại và lớn tiếng tôn vinh Thiên
Chúa.
(16) Anh ta sấp
mình dưới chân Đức Giê-su mà tạ ơn. Anh ta lại là người Sa-ma-ri.
(17) Đức Giê-su
mới nói: "Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế thì chín người
kia đâu?
(18) Sao không
thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này? ". Rồi
Người nói với anh ta: "Đứng dậy về đi! Lòng tin của anh đã cứu chữa
anh."
(19) "Triều
Đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông" (Lc 17, 11-19)
--------------------------------------------------------------------------------
GIỚI
THIỆU CHỦ ĐỀ: Biết ơn
Rất nhiều người
ngày nay quí chó hơn con người; lý do đơn giản là chó biết ơn và trung thành
hơn con người. Chỉ cần cho nó một cục xương là chó đã vẫy đuôi rối rít để cám
ơn. Chó sẵn sàng hy sinh để bảo vệ chủ khỏi nguy hiểm. Trong khi đó, con người
càng ngày càng vô ơn; nhiều cha mẹ thấy con đối xử quá tệ bạc với mình đã phải
thốt lên: “Nếu biết trước con thế này, chẳng thà đẻ ra cái trứng luộc ăn còn tốt
hơn!” Chúng ta không thích người vô ơn, nhưng rất nhiều lần chúng ta đã vô ơn
Thiên Chúa. Các Bài đọc hôm nay mời gọi chúng ta suy niệm để nhìn ra những gì
Thiên Chúa đã làm cho con người, để giúp chúng ta biết cám ơn Thiên Chúa và biết
sống thế nào cho xứng với những hồng ân Ngài đã ban cho.
KHAI
TRIỂN BÀI ĐỌC:
[1] Bài
đọc I: Nhận ra ơn bằng cách nhận ra sự khác biệt trước và sau khi trở lại.
(1) Tình trạng
các tín hữu trước khi trở lại: Thánh Phaolô mời gọi các tín hữu nhìn lại quá khứ
của họ: “Thật vậy, cả chúng ta nữa, xưa kia chúng ta cũng ngu xuẩn, không vâng
lời, lầm lạc, làm nô lệ cho đủ thứ đam mê và khoái lạc, sống trong gian ác và
ganh tị, đáng ghét và ghen ghét lẫn nhau.”
(2) Tình trạng
các tín hữu sau khi trở lại: Lý do của sự khác biệt: không phải do sự cố gắng của
con người, nhưng là do lòng thương xót của Thiên Chúa. Ngài đã biểu lộ lòng
nhân hậu và lòng yêu thương của Ngài đối với nhân loại qua việc ban cho con người
2 hồng ân quan trọng:
- Ban Đức Giêsu
Kitô: Không phải vì tự sức mình chúng ta đã làm nên những việc công chính,
nhưng vì Thiên Chúa thương xót, nên Ngài đã ban cho chúng ta Người Con Một duy
nhất là Đức Kitô, để những ai tin vào Đức Kitô, sẽ được tha thứ mọi tội và trở
nên công chính.
- Ban Chúa Thánh
Thần: Qua Bí-tích Rửa Tội, Thiên Chúa đã ban cho con người Chúa Thánh Thần để
con người được tái sinh và đổi mới: “Thiên Chúa đã tuôn đổ đầy tràn ơn Thánh Thần
xuống trên chúng ta, nhờ Đức Giêsu Kitô, Đấng cứu độ chúng ta.”
(3) Để cảm tạ những
hồng ân của Thiên Chúa ban, con người phải sống cuộc đời tốt lành với tha nhân.
Thánh Phaolô nhắc nhở cho Titô: “Anh hãy nhắc nhở cho ai nấy phải phục tùng và
tuân lệnh các nhà chức trách, các người cầm quyền, phải sẵn sàng làm mọi việc tốt,
và đừng chửi bới ai, đừng hiếu chiến, nhưng phải hiền hoà, luôn luôn tỏ lòng
nhân từ với mọi người.”
[2] Phúc
Âm: Lòng biết ơn.
Bài Phúc Âm này
được đọc trong ngày Lễ Tạ ơn mỗi năm. Mục đích là để nhắc nhở cho con người biết
nhận ra ơn và cám ơn Thiên Chúa.
[2.1] Phải biết ơn trước khi cám ơn:
Trên đường lên Giêrusalem, Đức Giêsu đi qua biên giới giữa hai miền Samaria và
Galilê. Lúc Người vào một làng kia, thì có mười người phong hủi đón gặp Người.
Họ dừng lại đằng xa và kêu lớn tiếng: "Lạy Thầy Giêsu, xin dủ lòng thương
chúng tôi!"
- Tình trạng bi
thảm của những người phong cùi: Vì người Do-Thái rất chú trọng đến vấn đề thanh
sạch bên ngòai, những người phong cùi không được ở chung với dân; mà phải sống
cách biệt bên ngòai làng của dân ở (Lev 13:46, Num 5:2). Họ không được phép tiếp
xúc trực tiếp với dân và phải la lớn để mọi người được biết sự có mặt của họ mà
tránh đi (Lev 13:45).
- Để chứng tỏ
mình đã hết bệnh phong cùi, họ phải được xem xét cẩn thận bởi các tư tế. Khi
nào các tư tế tuyên bố họ đã sạch; bấy giờ họ có thể trở về sinh họat bình thường
với dân trong làng (Lev 14:2-3). Đó là lý do tại sao Đức Giêsu bảo họ:
"Hãy đi trình diện với các tư tế." Đang khi đi thì họ được sạch.
[2.2] Những người “ở ngòai” dễ nhận ra
ơn hơn những người “ở trong”:
- Tâm tình biết
ơn của người Samaria: Một người trong bọn, thấy mình được khỏi, liền quay trở lại
và lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa. Anh ta sấp mình dưới chân Đức Giêsu mà tạ ơn.
Anh ta lại là người Samaria. Đức Giêsu nói: "Không phải cả mười người đều
được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh
Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này?"
- Người Do-Thái
khinh thường và sống xa cách với người Samaria. Điểm lạ ở đây là 9 người phong
Do-Thái khi bị chính dân mình khai trừ đã mở rộng vòng tay cho người phong
Samaria được sống chung với họ. Khi con người bị đau khổ và bỏ rơi, có lẽ con
người dễ đòan kết và sống chung với nhau hơn.
- Người Samaria,
tuy bị người Do-Thái khinh thường, nhưng nhiều lần được chính Chúa Giêsu khen tặng.
Trong câu truyện “Ai là người thân cận của tôi?” Chúa Giêsu đã đề cao người
Samaria Nhân Hậu hơn các thầy tư tế và Lêvi, vì ông là người biết tỏ lòng
thương xót với người bị đánh trọng thương dọc đường: ông đã vực người trọng
thương lên lừa và đưa về quán trọ săn sóc cẩn thận và hứa sẽ trả mọi phí tổn
tương lai cho chủ quán trọ (Lk 10:30-37). Trong cuộc đàm thọai giữa Đức Kitô và
người phụ nữ xứ Samaria, chị đã trở thành nhà truyền giáo đầu tiên của Chúa
Giêsu, nhiệt thành loan báo về Người cho các dân trong làng của chị (Jn
4:39-41).
- Biết ơn là xứng
đáng đón nhận thêm ơn: Rồi Người nói với anh ta: "Đứng dậy về đi! Lòng tin
của anh đã cứu chữa anh." Không phải chỉ được thanh sạch bên ngòai, anh
còn được thanh sạch cả bên trong. Chính vì lòng tin mà anh đã xứng đáng được hưởng
ơn cứu độ.
[2.3] Tại sao con người vô ơn? Có nhiều
lý do:
(1) vì con người
không chịu suy nghĩ để nhận ra ơn, họ nghĩ mọi sự trên đời tự nhiên mà có mà
không cần suy nghĩ tại sao nó có;
(2) họ giả sử tất
cả mọi người phải hành động như vậy: là Thiên Chúa phải ban ơn; là cha mẹ phải
nuôi nấng con cái; là thầy phải dạy dỗ học sinh; và
(3) họ sợ nếu nhận
ra ơn, họ phải trả ơn.
Vì thế, họ vô
ơn:
(1) với Thiên
Chúa: Đấng đã dựng nên và không ngừng ban mọi ơn lành cho họ. Ngày Lễ Tạ Ơn là
dịp để con người nhận ra và tạ ơn Thiên Chúa qua việc tham dự Thánh Lễ và làm
ơn cho những người kém may mắn; nhưng thử hỏi được bao nhiêu người làm những điều
này? Thay vào đó, họ lo tổ chức ăn uống vui chơi cho bản thân và cho gia đình họ.
(2) với cha mẹ:
những người đã cưu mang, nuôi nấng, và dạy dỗ họ trong suốt một phần tư của cuộc
đời. Lẽ ra, khi cha mẹ về già không còn tự săn sóc mình được nữa, họ phải phụng
dưỡng và săn sóc trở lại, thì họ lại cho vào các nhà hưu dưỡng rồi tự an ủi
mình: “chính phủ sẽ săn sóc các ngài tốt hơn ta.”
(3) với tha
nhân: những người đi trước nhiều khi đã dành cả cuộc đời để nghiên cứu, xây dựng,
và phát minh ra những tiện nghi mà chúng ta đang được hưởng. Bổn phận của những
người thụ hưởng là tiếp tục để làm cho thế giới mỗi ngày một tốt đẹp hơn chứ
không phải chỉ ù lỳ thụ hưởng.
--------------------------------------------------------------------------------
ÁP
DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Phải biết nhìn
nhận và so sánh để nhận ra ơn. Đã nhận ơn phải biết nói lời cám ơn.
- Cám ơn xuông
chưa đủ, mà còn phải biết thi ơn cho người đã làm ơn hay cho người khác để sự tốt
lành tiếp tục lan tràn.
************
Viết bởi LM.
Anthony Đinh Minh Tiên, OP
************
copied from
loinhapthe.com
[SUY NIỆM]
Trả lờiXóaGiáo dục cho trẻ em về lòng biết ơn là điều quan trọng.
Cha mẹ thường dạy con cám ơn người làm ơn cho mình.
Cám ơn là đi từ món quà đến người trao tặng.
Mỗi người chúng ta đã nhận biết bao quà tặng trong đời,
nên chẳng ai là người trọn vẹn nếu không có lòng biết ơn.
Bản thân tôi là một quà tặng do nhiều người cho :
cha mẹ, ông bà tổ tiên, các anh hùng dân tộc…
Chỉ cần để lòng biết ơn đi lên mãi, lên tới nguồn,
tôi sẽ gặp được Thiên Chúa như Người Tặng Quà viết hoa.
Đức Giêsu đã làm bao điều tốt đẹp cho người thời của Ngài.
Nhưng ít khi Tân Ước nói đến chuyện họ cám ơn,
mà Đức Giêsu cũng chẳng bao giờ đòi ai cám ơn mình sau phép lạ.
Bởi đó bài Tin Mừng hôm nay thật độc đáo.
Mười người phong ở với nhau trong một ngôi làng.
Họ biết tiếng của Đức Giêsu và biết cả tên của Ngài.
Họ vui mừng thấy Ngài vào làng, nhưng họ chỉ được phép đứng xa xa.
Tiếng kêu của họ vừa bi ai, vừa đầy hy vọng được chữa lành:
“Lạy Thầy Giêsu, xin thương xót chúng tôi!” (c. 13).
Đức Giêsu đã chẳng chữa lành cho họ ngay lập tức,
như từng làm với một người phong khác trước đây (Lc 5, 12-16).
Dù họ chưa được sạch, Ngài đã bảo họ đi trình diện với các tư tế
để cho thấy là mình đã khỏi rồi.
Họ đã tin tưởng, vâng phục, ra đi, và được khỏi bệnh.
Chỉ có một người, khi thấy mình được khỏi, liền quay lại.
Anh ấy lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa, và sấp mình tạ ơn Đức Giêsu.
Đó là một người Samaria, thời đó bị coi như người nước ngoài (c. 18).
Anh được ơn lành bệnh, và hơn nữa anh có lòng biết ơn.
Tôn vinh Thiên Chúa thì làm ở nơi nào cũng được.
Nhưng anh muốn trở lại để gặp người Thiên Chúa dùng để thi ân cho mình.
Cám ơn, biết ơn, tạ ơn, là mở ra một tương quan riêng tư mới mẻ.
Người phong xứ Samaria không chỉ được chữa lành.
Anh còn có kinh nghiệm gặp gỡ Thiên Chúa và người thi ân là Thầy Giêsu.
Ơn này còn lớn hơn ơn được khỏi bệnh.
Đức Giêsu có vẻ trách móc khi hỏi ba câu hỏi liên tiếp (cc. 17-18).
Ngài ngạc nhiên vì không thấy chín người Do thái kia trở lại cám ơn.
Đôi khi người Kitô hữu chúng ta cũng thiếu thái độ tạ ơn khi cầu nguyện.
Dường như chúng ta ít mãn nguyện với những ơn đã được tặng ban.
Chúng ta chỉ buồn Chúa về những ơn xin mãi mà không được.
Nhận ra ơn Chúa ban cho đời mình và biết tri ân: đó là một ơn lớn.
Người có lòng biết ơn bao giờ cũng vui.
Họ hạnh phúc với những gì Chúa ban mỗi ngày, vào giây phút hiện tại.
Biết ơn là con đường đơn sơ dẫn đến kinh nghiệm gặp gỡ Thiên Chúa.
Khi tôi biết đời tôi là một quà tặng nhận được,
thì tôi sẽ sống nó như một quà tặng để trao đi.
************
Viết bởi LM. Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
************
copied from hdgmvietnam.org
[LỜI CẦU NGUYỆN]
Trả lờiXóaCon tạ ơn Cha vì những ơn Cha ban cho con,
những ơn con thấy được,
và những ơn con không nhận là ơn.
Con biết rằng
con đã nhận được nhiều ơn hơn con tưởng,
biết bao ơn mà con nghĩ là chuyện tự nhiên.
Con thường đau khổ vì những gì
Cha không ban cho con,
và quên rằng đời con được bao bọc bằng ân sủng.
Tạ ơn Cha vì những gì
Cha cương quyết không ban
bởi lẽ điều đó có hại cho con,
hay vì Cha muốn ban cho con một ơn lớn hơn.
Xin cho con vững tin vào tình yêu Cha
dù con không hiểu hết những gì
Cha làm cho đời con.
************
Viết bởi LM. Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
************
copied from hdgmvietnam.org